8 cách để chăm sóc cây cảnh vào mùa hè nắng gắt

Làm thế nào để chăm sóc cây cảnh vào mùa hè nắng nóng?

Cây cảnh cũng giống như con người, chúng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nắng gắt hay thiếu nước trong những ngày nắng hè khi nhiệt độ vượt quá 35°C. Thay đổi chế độ tưới nước, ánh sáng và điều chỉnh một số điều kiện khác sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chăm sóc cây trở nên dễ dàng hơn.

Hôm nay, Cây Cảnh Lê Hoàng sẽ hướng dẫn bạn những kiến thức cơ bản nhất về chăm sóc cây cảnh vào mùa hè để giúp các cây của bạn có thể phát triển tốt nhất. Bài viết này được nghiên cứu tổng hợp từ các nguồn kiến thức khoa học và áp dụng thực tế vào khí hậu Việt Nam hiện nay.

Hi vọng kiến thức dưới đây mà Cây Cảnh Lê Hoàng viết tặng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn đọc yêu cây

1. Đảm bảo đủ độ ẩm của môi trường trồng cây

Những cây ưa độ ẩm cao (thực vật biểu sinh và cây vùng nhiệt đới như cây cẩm nhung Fittonia (lá may mắn), cây đuôi công và các cây họ dương xỉ) cần được giữ ẩm thường xuyên trong những đợt nóng. Các bạn cũng có thể đặt chậu cây trên một đĩa đựng đầy sỏi và nước để tạo ra một vùng “tiểu khí hậu ẩm” nhỏ giúp cây sống sót qua mùa hè.

Đặc biệt lưu ý cây Lan ý (Peace Lily) cực kì ưa ẩm nên bạn phải tưới hàng ngày, nếu thiếu nước cây sẽ chuyển sang khô héo cực nhanh. Nhưng đừng lo lắng, bạn hãy mang ngay cây vào chỗ thật ẩm ướt, đặt cây vào một chậu nhỏ ngập phần đất trong vòng một ngày liên tục, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra với cây.

2. Tưới nước đều và đúng cách

Tưới nước sao cho đúng là kiến thức quan trọng nhất khi chăm sóc cây cảnh trong nhà. Bạn nên nhớ khi tưới nước quá nhiều chính nguyên nhân làm chết cây, hơi nóng và nhiệt độ của mùa hè là tác nhân làm nước bốc hơi khỏi đất rất nhanh.

Luôn trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cây cảnh, việc này rất quan trọng để đảm bảo bạn sẽ cung cấp lượng nước vừa đủ cho từng loài cây khác nhau.

Để chuẩn bị cho một đợt nóng, hãy đảm bảo cây của bạn đã được tưới nước cẩn thận – nếu các bạn tưới quá nhanh hoặc không đủ nước, nước tưới sẽ chỉ kịp làm ướt phần bề mặt của đất và phần lớn nước “bốc hơi” ra khỏi chậu mà chưa kịp ngấm xuống phần rễ cây.

Tưới nước chậm để nước ngấm vào đất và để cây tiếp tục nhận nước thừa trong vòng 10-20 phút sau khi tưới bằng cách đặt chậu cây trên một chiếc đĩa khi bạn tưới (điều này giúp cho bạn không làm bẩn bàn mà tối đa hóa được lượng nước cho cây)

Nên tưới nước vào buổi sáng sớm và chiều muộn để tránh nước bốc hơi quá nhanh hay cây bị cháy nắng. Bạn phải luôn nhớ rằng nhiệt độ trong đất luôn cao hơn ngoài trời từ 3-4 độ nên cây sẽ phải chịu áp lực về nhiệt độ cao hơn con người rất nhiều.

Khi chăm sóc cây vào mùa hè, hãy kiểm tra độ ẩm của đất trồng cây thường xuyên hơn bình thường bằng cách dùng thiết bị đo độ ẩm chuyên dụng, hoặc với thủ thuật đơn giản nhưng luôn đáng tin cậy: tưới nước khi khoảng 3-7cm đất bề mặt bị khô (đối với phần lớn cây nhiệt đới).

Lưu ý rằng việc gió từ điều hòa làm khô cây cũng nhanh như mặt trời vậy. Luôn để ý xem cây có bị “thiếu nước” không và cung cấp đủ nước cho cây.

3. Che chắn những cây nhạy cảm khỏi nắng khi nhiệt độ tăng quá cao

Cây cũng có thể bị cháy nắng như con người, thậm chí còn nhanh hơn. Nhưng bạn không thể bôi kem chống nắng cho cây được,hãy di chuyển cây khỏi vị trí nhận quá nhiều ánh nắng trực tiếp. Nên nhớ rằng cả các cây họ sen đá và xương rồng cảnh cũng có thể bị tổn thương bởi nắng gắt chiếu trực tiếp.

Mẹo nhỏ là bạn nên xoay chậu cây thường xuyên để cây nhận đủ nắng, điều này sẽ cho các tán lá phát triểu đều và giúp cho cây luôn tươi đẹp.

4. Cung cấp cho cây một nhiệt độ dễ chịu

Nếu bạn đã từng muốn xỉu vì nóng, hãy tưởng tượng xem các bé cây sẽ cảm thấy như thế nào! Hãy cho các bé tránh xa khỏi những vị trí nóng nực trong nhà của bạn. Sử dụng điều hòa hoặc đóng cửa vào ban ngày khi nhiệt độ lên cao nhất để giảm nhiệt trong môi trường.

Nhớ rằng khi các bạn thấy sướng vì mát thì các bé cây cũng y như vậy. Luôn lưu ý nếu bạn đặt cây ở văn phòng và có bật điều hòa thì nhiệt độ chênh lệch sẽ rất cao, vì vậy sau khi rời khỏi nơi làm việc hãy cố gắng đưa cây tới 1 vị trí mát mẻ hoặc thoáng gió hơn.

Nếu được thì nên sắm cho các bé cây những chiếc quạt mini để cung cấp lượng gió thông thoáng cho cây bạn nhé!

5. Không nên bón phân trong các đợt nắng nóng

Vào mùa hè, với thời điểm nắng nóng như hiện nay, cây cần được tránh xa khỏi việc bón phân. Cây cảnh vào mùa hè đang chiến đấu vì sự sinh tồn nên chúng không cần nhận thêm dinh dưỡng.

Việc bón phân vào đất thời điểm này tạo ra nguy cơ làm cho cây yếu mệt hơn, dễ chết hơn. Hãy chờ khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn để cung cấp dinh dưỡng cho cây và tránh bón phân vào buổi trưa các bạn nhé.

6. Không nên chuyển chậu giữa một đợt nóng

Nhiệt độ trên 30°C chắc chắn không phải là điều kiện lý tưởng để chuyển chậu, thay đất cho bất cứ loại cây nào mà bạn đang trồng.

Tại sao lại như vậy?

Bởi lá cây dễ bị hư hại trong quá trình chuyển chậu mới, thực tế là việc chuyển chậu đúng cách bao gồm việc tỉa đi rất nhiều lá và rễ cây nhỏ. Do vậy, chuyển chậu sẽ khiến các cây yếu đi một chút và đây là điều tuyệt đối cần tránh với cây trong mùa hè.

7. Hạn chế tỉa lá cây giữa một đợt nóng

Bạn hãy chờ đến khi đợt nóng kết thúc để tỉa lá cho cây. Mặc dù việc cắt tỉa lá già, héo là cách tốt để thúc đẩy sự phát triển của cây. Nên nhớ rằng đừng kết luận: một chiếc lá bị héo nhẹ hay đổi màu là lá chết giữa mùa hè. Khi điều kiện thời tiết trở lại bình thường, những chiếc lá đó cũng có thể trở nên xanh tốt như lúc đầu.

Những chiếc lá tưởng chừng đang héo đó vẫn đang hỗ trợ sức khỏe của cây. Và tất nhiên, khi bạn cắt tỉa cây cũng khiến chúng yếu đi một chút. Cho nên, hãy chờ tới khi thời tiết mát mẻ để nhận biết và loại bỏ những chiếc lá cây đó nhé.

8. Học cách nhận biết cây đang bị “stress”

Một nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng cây cối cũng có thể bị “stress” như con người chúng ta.

Vì vậy, hãy học cách nhận biết các vấn đề này đừng để cây tới mức cứu chữa vô cùng khó khắn. Hãy luôn nhớ rằng các loài cây cảnh lọc không khí trồng trong nhà vào mùa hè thường gặp 2 vấn đề chính là quá nóng và thiếu nước:

  • Các cây nhiệt đới, đặc biệt là cây với lá mềm, dễ héo do quá nóng
  • Màu lá cây nhợt nhạt, bớt xanh, cũng là một dấu hiệu cây bị mệt
  • Lá cây khi bị cháy nắng sẽ xuất hiện vệt vàng hoặc nâu
  • Hoa và lá bị rụng khi cây yếu

Trên đây là những kiến thức cơ bản và quan trọng khi chăm sóc cây cảnh trong mùa nè này. Cây Cảnh Lê Hoàng chúc các bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.